Bộ môn Vật lí Đại cương kính mời quý thầy cô, nghiên cứu sinh, học viên cao học và các bạn sinh viên dự Seminar khoa học

Người trình bày:

Thời gian: 10h00 Thứ Năm, ngày 19 tháng 09 năm 2024

Địa điểm: Phòng họp Khoa Vật lí, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Vai trò của điện hạt nhân trong chống biến đổi khí hậu và mục tiêu Net-Zero

Tóm tắt

Ngoài việc cung cấp điện năng công suất lớn, hệ số khả dụng và tính ổn định cao, giá thành phù hợp, chiếm ít diện tích đất, điện hạt nhân ít phát thải khí nhà kính nhất và sẽ trở thành nguồn điện quan trọng giảm nhẹ biến đổi khí hậu và giúp Việt Nam đạt được mục tiêu net-zero cho đến năm 2050. Trên cơ sở đó Việt Nam đã cân nhắc nghiêm túc việc khai thác năng lượng hạt nhân từ năm 1996, được Quốc hội thông qua chủ trương dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1&2 năm 2009, năm 2011 được Nga và Nhật Bản đồng ý tài trợ và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân dự kiến đưa vào vận hành năm 2020. Tuy nhiên vào tháng 11/2016, quốc hội đã thông qua việc dừng dự án ĐHN Ninh Thuận chủ yếu do vấn đề thu xếp tài chính. Cuối tháng 8 năm 2024, Bộ Công Thương chỉ rõ, rất có thể hệ thống điện sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt công suất nguồn điện rất lớn trong giai đoạn 2026-2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện do nguồn điện quy hoạch (điện khí, năng lượng tái tạo) đặt mục tiêu đạt tổng quy mô công suất rất lớn nhưng đến nay công suất vận hành rất khiêm tốn. Do vậy, thường trực Chính phủ đã đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài tham luận sẽ trình bày tóm tắt về quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong giai đoạn trước, thực trạng cung ứng điện trong giai đoạn sắp tới và phân tích vai trò của điện hạt nhân trong việc đảm bảo an ning năng lượng, chống biến đổi khí hậu và mục tiêu net-zero cũng như khả năng phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong giai đoạn tới.