I. Thành lập và quá trình phát triển đội ngũ

a. Thời kì từ 1951 đến 1954:

Thời gian trước 1954 đất nước ta đang trong thời kì toàn quốc kháng chiến để dành độc lập. Lịch sử xây dựng và phát triển của khoa Vật lí nói riêng và của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói chung bắt đầu từ mốc 11/10/1951 với tên gọi Trường Sư phạm Cao cấp, do thầy Lê Văn Thiêm làm Hiệu trưởng đầu tiên. Tiền thân của Khoa Vật lí khi đó là Ban Toán – Lí do GS. Nguỵ Như Kon Tum phụ trách và sau là Ban Lí – Hoá. Đội ngũ cán bộ giảng dạy khi đó gồm các thầy Lê Văn Thiêm, Nguyễn Xiển, Nguyễn Cảnh Toàn và Dương Trọng Bái. Số sinh viên khoá I của trường có 27 người chia thành ba Ban: Ban Toán – Lí (7 sinh viên), Ban Lí – Hoá (11 sinh viên) và Ban Hoá – Sinh (9 sinh viên).

Cuối năm 1954, miền Nam còn chiến tranh, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Trường Sư phạm Cao cấp chuyển từ Nam Ninh (Trung Quốc) về Hà Nội, có trụ sở tại 19 Lê Thánh Tông – Hà Nội và được đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Khoa học. Lúc này bộ môn Vật lí được tăng cường thêm 4 cán bộ giảng dạy là GS. Vũ Như Canh, Ngô Quốc Quýnh, Hoàng Hữu Do và Nguyễn Văn Liễu.

b. Thời kì đất nước bị chia cắt thành hai miền 1954 đến 1974:

Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với ranh giới là vĩ tuyến 17: miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn còn chiến tranh. Công cuộc xây dựng, kiến thiết ở miền Bắc không chỉ có mục đích kinh tế, xã hội phát triển vững mạnh, mà còn là hậu phương lớn đáp ứng chi viện cho miền Nam. Quá trình xây dựng trường, khoa đã trải qua nhiều giai đoạn gian khó khác nhau trong chiến tranh.

   Giai đoạn 1956 – 1958 

Ngày 22-10-1956, do yêu cầu đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ của đất nước khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Nam chưa được hoà bình, Chính phủ quyết định thành lập hai trường riêng biệt: Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Tổng hợp,

  • khoa Toán – Lí chung cho cả hai trường Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Tổng hợp.

Các sinh viên xuất sắc được giữ lại bổ sung cho đội ngũ cán bộ giảng dạy của khoa. Khoá 2 có các thầy: Đàm Trung Đồn, Phạm Viết Trinh, Phan Văn Thích; khoá 3 có các thầy: Nguyễn Văn Hiệu, Phạm Quý Tư, Vũ Thanh Khiết; khoá 4 có các thầy: Phạm Duy Hiển, Nguyễn Thúc Huy, Nguyễn Khang Cường, Nguyễn Hữu Xý, Vũ Quang và Võ Văn Thu. Năm 1957 có thêm các thầy từ các trường phổ thông về công tác tại khoa như: Vũ Trường Dự, Hoàng Quý. Các cán bộ thí nghiệm thời kỳ 1956 – 1958 có: Nguyễn Văn Phúc, Trần Huy Lạc, Trần Văn Hợi và Vũ Đình Chữ. Thời kì đầu, cán bộ giảng dạy hai trường phối hợp giảng dạy cho sinh viên của hai trường tại khu giảng đường 19 Lê Thánh Tông.

Giai đoạn 1958-1962

     Năm học 1958-1962, trường ĐHSP chuyển về xã Dịch vọng (huyện Từ Liêm, Hà Nội), tiếp nhận cơ sở vật chất của trường Trung cấp Sư phạm.

  • Khoa Toán-Lí do thầy Nguyễn Cảnh Toàn làm chủ nhiệm khoa.
  • Phân khoa Lí được thành lập, trưởng Phân khoa Lí đầu tiên là thầy Hoàng Quý.
  • Năm học 1959-1960, thầy Hoàng Quý đi thực tập tại Liên xô, thầy Vũ Trường Dự được cử làm Trưởng phân khoa Vật Lí.
  • Năm 1960, sau khi thực tập tại Viện Đup-na Liên xô, thầy Dương Trọng Bái được cử làm Trưởng phân khoa (1960-1962).

Lực lượng cán bộ được tăng cường từ các nguồn: giữ lại sinh viên các khóa 5, 6, 7 và từ trường phổ thông, bổ túc công nông về. Số cán bộ giảng dạy là 30 người. Đội ngũ cán bộ giảng dạy gồm có: Vũ Như Canh, Hoàng Quý, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Thúc Huy, Vũ Quang, Võ Văn Thu, Vũ Trường Dự, Phạm Quý Tư và Đào Văn Phúc (chuyển về). Năm 1959 các thầy Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Văn Khánh, Lê Nguyên Long từ trường Trung cấp Sư phạm và các thầy Lê Văn, Vũ Đào Chỉnh từ trường phổ thông chuyển về Phân Khoa Lí. Đến năm 1961 có các thầy Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Trọng Bảo và Lưu Văn Tạo từ trường Bổ túc Công nông về. Cùng với sự phát triển cơ sở vật chất của nhà trường, khu A bốn tầng bắt đầu được khởi công, các phòng thí nghiệm được lắp đặt các thiết bị thí nghiệm phục vụ đào tạo. Các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi liên tục được giữ lại khoa: khoá 5 (1956-1959) có Hồ Trọng Mai, Trần Văn Quỳnh, Lê Trọng Tường, Lê Chân Hùng, Nguyễn Thị Bạch; khoá 6 (1957 – 1960) có Nguyễn Trọng Thừa, Cao Minh Thì, Nguyễn Quyên; khoá 7 (1958 – 1960) có Nguyễn Hữu Mình, Đỗ Khắc Hướng, Nguyễn Bá Triêm (từ quân đội chuyển về).

Phân khoa Vật lí lúc đó gồm 3 tổ bộ môn: tổ Cơ – Nhiệt, tổ Điện – Quang và tổ Toán, từ năm 1962 có thêm tổ Phương pháp giảng dạy.

Giai đoạn 1963-1967

Năm học 1963 – 1964, khoa Toán và khoa Vật lí được thành lập từ các phân khoa trong khoa Toán-Lí. Thầy Dương Trọng Bái làm Chủ nhiệm khoa Vật lí đầu tiên, sau đó thầy Hồ Trọng Mai được cử làm Phó Chủ nhiệm khoa. Thời gian này lực lượng cán bộ giảng dạy được bổ sung: Vũ Như Ngọc, Nguyễn Tú Anh, Trần Doãn Quới, Nguyễn Ngọc Trang, Hoàng Ngọc Trân, Khổng Đình Hồng, Nguyễn Văn Luận, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Văn Ninh, Cao Lan, Nguyễn Văn Đồng, Phạm Khắc Chi, Phạm Minh Châu, Trần Thị Ngọc Bích, Nguyễn Đình Noãn, Đặng Thị Nga, An Văn Chiêu, Nguyễn Phúc Thuần, Phan Văn Ánh, Huỳnh Huệ. Một số cán bộ giảng dạy Nga văn được biên chế về khoa Vật lí trong một thời gian dài, rất gắn bó với sự nghiệp đào tạo của khoa như: Phan Quang Hầu, Trần Văn Ba, Lý Tiến Hưng, Trần Thu Vượng, Vũ Thành, Nguyễn Thuỵ Lăng. Các sinh viên tốt nghiệp khoa Toán khoá 1959-1961 được cử sang làm cán bộ giảng dạy tại Khoa là Hoàng Cường và Phạm Huy Dương. Tổng số cán bộ khoa Vật lí lúc đó có 45 người.

Kể từ năm 1963, do quy mô đào tạo của Khoa tiếp tục mở rộng, nhiều sinh viên ưu tú được giữ lại, các sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài, các giáo viên phổ thông cũng được bổ sung vào đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa.

Sinh viên giữ lại khoa năm 1963 có Đỗ Đình Thanh, Trương Thị Hồng, năm 1965 có Nguyễn Thế Khôi, Trần Y Đức, Dương Biền, Võ Giáp, Đổng Thành Pin, Vũ Khắc Hiếu, Nguyễn Trọng Phú, năm 1967 có Vũ Thị Bình, Lê Thị Oanh (PPGD), Phạm Hữu Tòng, Nguyễn Văn Ẩn, Lê Hồng Sơn. Các sinh viên của trường ĐH Tổng hợp Hà Nội tốt nghiệp khoá 1959-1962 được cử sang làm cán bộ giảng dạy của Khoa gồm Phạm Văn Đỗng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Phan Trần Hùng và Nguyễn Hồng Chí. Sinh viên tốt nghiệp nước ngoài về: Cao Chi, Phan Trọng Thức.

Năm 1965, Thầy Dương Trọng Bái và một số cán bộ của Khoa được Bộ điều động đến công tác trường ĐHSP Việt Bắc, lúc này Thầy Hồ Trọng Mai được cử làm quyền Chủ nhiệm khoa.

Trong quá trình phát triển, khoa Vật lí tiếp nhận một số cán bộ ở các cơ sở khác về: năm 1963 có Võ Ứng Đoài, Đào Văn Phúc, năm 1965 có Nguyễn Công Nghênh (từ ĐHSP Vinh), năm 1966 có Nguyễn Khắc Nhạp, Bùi Như Đức, Nguyễn Thanh Dũng và Vũ Ngọc Hồng từ Liên Xô trở về khoa. Ngoài ra còn có Phạm Huy Dương, Phạm Tiến Đức về. Năm 1967 có 3 kỹ sư trường Đại học Bách khoa về: Nguyễn Duy Hào, Phương Nghĩa Thạnh và Lại Sơn Lâm.

Trong thời gian này, quy mô đào tạo của khoa tăng lên, Khoa Vật lí có 4 tổ:

  • Tổ Cơ-Nhiệt, tổ Điện-Quang, (1964 gọi là tổ VLĐC 1, VLĐC 2), tổ Toán, tổ Giáo học pháp,
  • Hệ đào tạo giáo viên cấp 3 là 3 năm.
  • Khoa xây dựng thêm các PTN Vô tuyến điện, PTN Vật lí quang phổ, xưởng cơ khí, lập trạm quan sát vệ tinh.

Sau sự kiện vịnh Bắc Bộ 1964, chiến tranh leo thang bắt đầu ở miền Bắc, do nhu cầu phát triển đào tạo nhân lực cho cả nước trong thời kì chiến tranh, số các khoa tăng lên, tháng 8-1967 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kí quyết định phân chia trường ĐHSP Hà Nội thành 3 trường là ĐHSP Hà Nội I (gồm các khoa xã hội), ĐHSP Hà Nội II (gồm các khoa tự nhiên) và ĐHSP Hà Nội III (gồm các khoa ngoại ngữ). Khoa Vật lí nằm trong trường ĐHSP Hà Nội II do GS. Nguyễn Cảnh Toàn làm Hiệu trưởng.

    Giai đoạn 1968-1974

   Tháng 9-1968 đến 1974, thầy Hồ Trọng Mai tiếp tục được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm khoa, các thầy Vũ Thanh Khiết và Trần Y Đức là Phó Chủ nhiệm khoa.

Chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ (1964-1972) ở miền Bắc rất ác liệt, cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam kêu gọi các thanh niên lên đường ra mặt trận, hàng trăm cán bộ và sinh viên lên đường nhập ngũ để chiến đấu tại các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia, trong đó nhiều người đã không trở về. Lớp học và phòng thí nghiệm phải chuyển đi sơ tán tại Ứng Hòa- Hoài Đức, nhưng thầy trò Khoa Vật lí đã cố gắng nỗ lực học tốt, dạy tốt. Các PTN cho sinh viên, PTN nghiên cứu vẫn họat động và phát triển.

  • Khoa Vật lí bắt đầu thực hiện đào tạo giáo viên cấp 3 hệ bốn năm, từ 1967 cho đến nay.
  • Năm 1970 bộ môn Vật lí chất rắn, bộ môn Vô tuyến được thành lập.

Trong thời gian này, đội ngũ cán bộ khoa vẫn tiếp tục được bổ sung bằng các nguồn: giữ lại sinh viên và sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài. Quy mô đào tạo cũng tăng để đáp ứng nhu cầu chi viện giáo viên cho miền Nam và các trường ĐH sư phạm trong những năm sau này.

Từ năm 1970 đến 1975, khoa có bổ sung các cán bộ: Đỗ Thị Sâm, Nguyễn Thanh Dũng, Phan Kim Dung, Lê Thị Bạch Yến, Đỗ Hữu Nha, Trần Thị Tý, Tạ Thị Trang, Lê Phước Lộc, Đoàn Hữu Vượng, Nguyễn Quốc Sủng, Đỗ Văn Lưu, Nguyễn Văn Phú, Đoàn Duy Hinh, Hoàng Quang Bằng, Phạm Văn Lâm, Hoàng Mạnh Bảo, Lê Hữu Đắc, Nguyễn Văn Tuất, Đinh Cẩm My, Nguyễn Văn Quang, Hoàng Văn Tích, Vũ Văn Thọ, Trần Sinh Thành, Đặng Thị Mai, Nguyễn Trọng Hải, Tạ Hưng Quý, Nguyễn Khang, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Hữu Bạch, Phan Văn Đồng, Nguyễn Văn Bính, Lê Hương Quỳnh, Thái Văn Hiếu, Trần Văn Lưu, Phạm Văn Mậu, Tạ Duy Lợi, Nguyễn Thị Thanh Hương, Lê Thị Oanh (VLĐC), Lê Bích Hà, Hoàng Cao Tân, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trịnh Thị Thoa, Đặng Ngọc Trâm, Nguyễn Mạnh Thảo, Nguyễn Quốc Bảo, Hoàng Văn Cơ, Nguyễn Viết Thắng. Một số cán bộ được giữ lại khoa sau đó được điều động lên ĐHSP Hà Nội II vào năm 1975 như Đỗ Thưởng, Hoàng Tiến Nguyên, Trần Thái Hoa, Tô Bá Trượng.

Cuối năm 1974, thầy Hồ Trọng Mai được điều động về Bộ, sau đó được điều động đi B để tăng cường cho giáo dục miền Nam, thầy Vũ Thanh Khiết được cử làm Chủ nhiệm khoa.

Các cán bộ lãnh đạo Khoa, Đảng, Đđoàn thể trong giai đoạn 1968- 1974 

  • Phó chủ nhiệm khoa: các thầy Vũ Thanh Khiết, Trần Y Đức.
  • Bí thư Đảng uỷ khoa: các thầy Vũ Như Ngọc, Phạm Viết Trinh, Phan Quang Hầu, Nguyễn Bá Triêm.
  • Bí thư Chi bộ khoa: các thầy Vũ Trường Dự, Phạm Viết Trinh, Hoàng Quý, Hồ Trọng Mai, Vũ Như Ngọc, Nguyễn Bá Triêm, Nguyễn Hữu Tân, Phan Quang Hầu, Võ Ứng Đoài, Nguyễn Đức Thâm, Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Hữu Mình, Phan Văn Ánh.
  • Chủ tịch Công đoàn khoa và BCH: các thầy, cô Lê Văn, Nguyễn Quyên, Vũ Đào Chỉnh, Nguyễn Thị Tú Anh, Lê Chân Hùng, Phạm Hữu Tòng, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đức Thâm, Trần Sinh Thành, Nguyễn Phúc Thuần.
  • Bí thư Liên chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh: các thầy Phạm Khắc Chi, Đinh Văn Dũng, Phạm Hữu Tòng, Cao Minh Thì, Trần Sinh Thành, Phan Văn Ánh.

c. Thời kì sau khi đất nước thống nhất 1975

Sau 1975, đất nước thống nhất, theo quyết định của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục, hai trường ĐHSP Hà Nội I và Trường ĐHSP Hà Nội II hợp nhất đội ngũ lại, đặt địa điểm tại Dịch vọng (huyện Từ Liêm, Hà Nội) có nhiệm vụ đào tạo toàn bộ các giáo viên dạy các môn tự nhiên, xã hội và ngoại ngữ, với tên gọi là trường ĐHSP Hà Nội I (hiện nay là trường ĐHSP Hà Nội). Thầy Nguyễn Cảnh Toàn tiếp tục là Hiệu trưởng tới năm 1976. Cũng năm 1975, theo quyết định của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục về sự hợp nhất về nhiệm vụ đào tạo của các trường ĐHSP, một số thày trong trường được điều động xây dựng trường ĐHSP Hà Nội II tại Xuân Hoà Vĩnh Phúc, có nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy các môn tự nhiên, xã hội và ngoại ngữ, trong đó có thày Phạm Khắc Chi là Chủ nhiệm khoa Vật lí tại đó. Những năm sau 1975, đất nước trải qua nhiều gian khó trong thời kì bao cấp, chiến tranh biên giới phía bắc, thầy trò khoa Vật lí vẫn nỗ lực xây dựng khoa phát triển

Từ năm 1976 – 1980 thầy Dương Trọng Bái làm Hiệu trưởng, tiếp theo là thầy Phạm Quí Tư làm hiệu trưởng từ 1980 – 1989. Năm 1980 thầy Vũ Thanh Khiết được bổ nhiệm là Hiệu phó trường ĐHSP Hà nội.

Các nhiệm kì tiếp theo: 1989-1992 thầy Nguyễn Hữu Mình là Bí thư Đảng uỷ trường, thầy Nguyễn Thế Khôi được bổ nhiệm là Hiệu phó, và các thày được bổ nhiệm là Hiệu phó trong thời gian 1997 – 2006 gồm các thầy Đỗ Đình Thanh, Nguyễn Văn Bính.

Nhiệm kì Hiệu trưởng 2012-2017, là thầy Nguyễn Văn Minh

   Thời kì  1975-1993

Cuối năm 1974 thầy Hồ Trọng Mai được điều động về Bộ, sau đó được tăng cường cho giáo dục miền Nam, thầy Vũ Thanh Khiết được cử làm Chủ nhiệm khoa (1975-1980), các thầy Vũ Như Ngọc, Trần Y Đức và Phạm Minh Châu là phó Chủ nhiệm khoa.

Năm 1975, chiến tranh kết thúc, đất nước được thống nhất, quy mô đào tạo của trường và khoa càng tăng về cả số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục nước nhà. Những năm khó khăn trong thời kì bao cấp, mức sống của cán bộ theo định mức chế độ tem phiếu, đời sống cán bộ gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và NCKH còn nhiều thiếu thốn. Chiến tranh biên giới phía bắc trong những năm cuối 1979-1980 xảy ra, nhưng thầy trò khoa Vật lí vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn để dạy tốt, học tốt, tích cực NCKH. Tiếp theo thời gian này, đất nước chuyển sang thời kì “mở cửa” (1989-1993) chuẩn bị cho sự hoà nhập với xu thế phát triển quốc tế, đời sống kinh tế còn rất thiếu thốn, các cán bộ khoa tham gia nhiều hình thức lao động sản suất để cải thiện đời sống như lắp đặt tivi cho Công ty điện tử Vietronic, tham gia các công việc chế bản, in sách của Xưởng in trường. Tuy vậy quy mô đào tạo, NCKH được vẫn tăng thêm về chất lượng và số lượng để đáp ứng nguồn nhân lực cho cả nước

  • Sau năm 1980, thầy Vũ thanh Khiết được cử làm Phó hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội.
  • Chủ nhiệm khoa tiếp theo trong thời kì này là thầy Nguyễn Hữu Mình (1980-1988), Các phó chủ nhiệm khoa là thầy Đỗ Khắc Hướng, Vũ Như Ngọc, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Thế Khôi.
  • Chủ nhiệm khoa thời kì “mở cửa” (1989-1993) là thầy Nguyễn Văn Khánh. Các phó khoa là các thầy Nguyễn Hữu Bạch, Nguyễn Ngọc Hưng
  • Bí thư đảng ủy khoa: là các thầy: Đỗ Khắc Hướng, Nguyễn Phúc Thuần.
  • Chủ tịch Công đoàn khoa và BCH là các thầy, cô: Đỗ Hữu Nha, Tạ Duy Lợi, Phó Đức Hoan,
  • Bí thư Liên chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh là các thầy, cô: Đỗ Hữu Nha, Nguyễn Văn Bính, Phan Văn Đồng, Nguyễn Hữu Bạch, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Văn Nhã, Đào Văn Lập, Phạm Xuân Quế, Trần Bích Thuỷ, Đỗ Hương Trà, Vương Đình Thắng, Nguyễn Thị Hồng Hiệp,

Về cơ cấu hành chính, khoa có 4 bộ môn: bộ môn Vật lí Chất rắn-Điện tử, bộ môn Vật lí đại cương (hợp nhất từ tổ Vật lí đại cương 1 và Vật lí đại cương 2), bộ môn Vật lí lí thuyết (trước đây là tổ Toán), bộ môn Phương pháp giảng dạy Vật lí (trước đây là tổ Giáo học pháp).

  • Từ năm học 1975-1976, khoa Vật lí mở hệ Sau đại học 2 năm.
  • Năm 1991 hệ Sau đại học thành hệ Thạc sĩ với 3 chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy Vật lí, Vật lí chất rắn, Vật lí lí thuyết.
  • Năm 1980, Khoa Vật lí bắt đầu mở hệ đào tạo nghiên cứu sinh với 3 chuyên ngành trên. Nhiều cán bộ và sinh viên Khoa Vật lí đã tỏa đi khắp các miền, trở thành lực lượng nòng cốt của các cơ quan, vụ, viện, các khoa Vật lí của các trường Đại học, Cao đẳng, các Sở giáo dục, các trường phổ thông

Về sự phát triển đội ngũ sau năm 1975: Do yêu cầu nhân lực cung cấp đội ngũ cán bộ cho toàn quốc, quy mô đào tạo của trường và khoa càng tăng, do đó đội ngũ cán bộ giảng dạy khoa Vật lí đã được bổ sung, năm 1976 thầy Phó Đức Hoan (công tác từ 1962 ở Khoa đào tạo giáo viên cấp 2 tại Phủ Lý, Nam Hà) về và có các sinh viên được giữ lại khoa như: Đào Văn Lập, Phạm Gia Phách (năm 1976), Phạm Xuân Quế, Nguyễn Văn Nhã (năm 1977), Nguyễn Ngọc Hưng (năm 1978). Sau năm 1985, các cán bộ: Đỗ Hương Trà, Phan Thị Thảo chuyển công tác về khoa.

Lực lượng cán bộ phòng thí nghiệm gồm cán bộ: Khuất Văn Sáu, Nguyễn Công Chữ, Đặng Mộng Hiền, Chu Thị Lê, Nguyễn Thị Lan, Mai Ngọc Yến, Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Thị Nhung, Phạm Minh Châu, Phí Thị Mai Liên, Vũ Như Trầm, Nguyễn Thị Ngái, Bùi Minh Phương, Hoàng Thị Kim. Các cán bộ công tác tại xưởng sửa chữa dụng cụ thiết bị thí nghiệm gắn bó lâu dài từ thời kì đầu với Khoa là thầy Hoàng Thiếu Lâm.

    Thời kì sau 1993 tới nay

Khoa Vật lí tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ về cả số lượng và chất lượng để hoàn thành nhiệm vụ trong thời kì mới. Các chương trình hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực của trường và quốc gia tăng lên, do đó các cán bộ trẻ được nhanh chóng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở trong và ngoài nước. Các phòng thí nghiệm được chú ý nâng cấp, đầu tư thiết bị cho đào tạo và NCKH.

  • Số lượng và chất lượng đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành Phương pháp giảng dạy Vật lí, Vật lí chất rắn, Vật lí lí thuyết không ngừng tăng lên, vừa đáp ứng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ trong khoa, vừa đáp ứng nhu cầu cán bộ cho các trường đại học, cao đẳng. Năm 1997, khoa bắt đầu mở lớp đào tạo giáo viên chất lượng cao để tạo nguồn cán bộ chất lượng cao cho các trường ĐH, CĐ.
  • Chương trình đào tạo các hệ, các giáo trình, bài giảng thường xuyên hàng năm được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu đào tạo có tính khoa học, cập nhật, hiện đại. Hệ thống sách, giáo trình do thế hệ các thầy cô trước đây soạn thảo đã trở thành tài liệu có tính kinh điển, chuẩn mực có giá trị cao cho đến hiện nay

Từ năm 1993 tới nay, đội ngũ cán bộ khoa có thêm Nguyễn Minh Thuỷ, Vũ Văn Hùng, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Văn Minh, Lục Huy Hoàng, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Chính Cương, Hồ Tuấn Hùng, Nguyễn Thị Hương, Trần Minh Thi, Đặng Văn Soa, Ngô Diệu Nga, Nguyễn Quỳnh Lan, Nguyễn Văn Khánh, Lê Viết Hòa, Nguyễn Quang Học, Đinh Hùng Mạnh, Đinh Quang Vinh, Lê Đức Ánh, Đào thị Lệ Thuỷ, Bùi Đức Tĩnh,Trịnh Hải Đăng, Đỗ Danh Bích, Lương Tiến Tùng, Dương Quốc Văn, Hoàng Chí Thiêm, Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Đức Thiện, Trần Ngọc Chất, Trần Bá Trình, Lê Minh Thư, Trần Mạnh Cường, Phạm Đỗ Chung, Trịnh Đức Thiện, Nguyễn Thị Diệu Linh, Nguyễn Thị Vân Anh, Ngô Ngọc Hoa, Vương Văn Cường, Phương Thị Thúy Hằng, Lê Mai Oanh, Phạm Văn Hải, Dương Xuân Quý, Phạm Văn Vĩnh, Nguyễn Cao Khang,  Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Thảo, Bùi Thị Hà Giang, Lê Công Tường, Đỗ Minh Thành, Nguyễn Thị Khánh Hòa, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Anh Thuấn, Trần Phan Thùy Linh. Trong số này, nhiều cán bộ đã trưởng thành sau các quá trình học tập và nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài

Các thầy Chủ nhiệm khoa trong thời kì “hội nhập” là các thầy Nguyễn Văn Nhã, Đỗ Hữu Nha, Phạm Xuân Quế, từ 2010 – 2012 là thầy Nguyễn Văn Minh, từ 2012-2022 là thầy Lục Huy Hoàng. Nhiệm kì hiện nay, chủ nhiệm khoa là thầy Đỗ Danh Bích.

Các cán bộ khoa và lãnh đạo đảng, đoàn thể sau năm 1993.  

  • Các phó chủ nhiệm khoa sau năm 1993 là các thầy cô: Đỗ Hữu Nha, Nguyễn Văn Nhã, Tạ Thị Trang, Phạm Hữu Tòng, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Hương, Phạm Xuân Quế, Trần Minh Thi, Đỗ Hương Trà, Lục Huy Hoàng, Nguyễn Minh Thủy, Đặng Văn Soa. Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Biên, Lê Đức Ánh, Nguyễn Văn Hợp, Ngô Ngọc Hoa
  • Bí thư Chi bộ khoa trực thuộc đảng bộ trường: Sau năm 1993, mặc dù công tác phát triển đảng khá mạnh, số đảng viên có năm lên tới trên 40 người. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức đảng của khoa là chi bộ trực thuộc đảng bộ trường, bí thư chi bộ là các thầy: Đỗ Đình Thanh, Nguyên Văn Tuất, Đỗ Hữu Nha, Nguyễn Phúc Thuần, Đặng Nhật Ngọ, Nguyễn Văn Hùng, Trần Minh Thi. Lục Huy Hoàng
  • Chủ tịch Công đoàn khoa và BCH là các thầy, cô: Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Mạnh Thảo, Hồ Tuấn Hùng, Đinh Hùng Mạnh.
  • Bí thư Liên chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh là các thầy, cô: Trịnh Thị Ngọc Lan, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Thị Hoà, Lại Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Văn Biên, Đinh Quang Vinh, Trịnh Hải Đăng. Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Bá Trình, Trần Mạnh Cường, Đỗ Danh Bích, Vương Văn Cường, Bùi Thị Hà Giang, Nguyễn Thị Tố Khuyên.

Khoa Vật lí còn có đội ngũ các cán bộ làm công tác trợ lí chính trị, tổ chức. giáo vụ và văn phòng của khoa, tuy ít ỏi nhưng bất kì thời kỳ khó khăn nào cũng luôn hết mình vì các thế hệ sinh viên như: Phạm Thắng, Lê Văn Thứ, Đinh Văn Dũng, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Bái, Đặng Nhật Ngọ, Trần Thị Tuyết, Trần Thị Mỹ Quang, Nguyễn Thu Nguyệt, Đào Thị Vân Anh, Bùi Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Minh Huệ.

II. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất thí nghiệm

Ngay từ khi thành lập, khoa Vật lí đã có một số phòng thí nghiệm. Ban đầu chủ yếu là phòng thí nghiệm chuyên đề. Những cán bộ đã có nhiều công sức xây dựng các phòng thí nghiệm từ những buổi đầu là: Trần Huy Lạc, Phan Văn Chính, Vũ Đình Chữ, Đào Minh Nghĩa, Doãn Ninh.

Thời kì 1958-1964.  Các phòng thí nghiệm được lắp đặt các thiết bị thí nghiệm phục vụ đào tạo thích ứng với điều kiện của các tổ: tổ Cơ – Nhiệt, tổ Điện – Quang và tổ Giáo học pháp. Năm 1960-1962, khu nhà A bốn tầng được khởi công, các phòng thí nghiệm tổ Cơ – Nhiệt, tổ Điện – Quang, tổ Giáo học pháp được lắp đặt tại đây để phục vụ đào tạo. Hệ đào tạo giáo viên cấp 3 khi đó là 3 năm, trong thời gian này, quy mô đào tạo của khoa tăng lên. Sau năm học 1963-1964, khoa xây dưng thêm các PTN Vô tuyến điện, PTN Vật lí quang phổ, xưởng cơ khí, lập trạm quan sát vệ tinh, thực hiện khoảng 30 đề tài NCKH.

Từ năm 1964-1972 chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc rất ác liệt, lớp học và các phòng thí nghiệm phải chuyển đi sơ tán tại Ứng Hòa- Hoài Đức, nhưng thầy trò Khoa Vật lí đã cố gắng nỗ lực học tốt, dạy tốt. Các PTN cho sinh viên, PTN nghiên cứu vẫn họat động và phát triển.

Khoa Vật lí bắt đầu thực hiện đào tạo giáo viên cấp 3 hệ bốn năm, từ 1967 cho đến nay. Cơ cấu tổ chuyên môn trong khoa Vật lí thay đổi phù hợp với các hướng chuyên môn: sát nhập tổ Cơ nhiệt, tổ Điện – Điện Kỹ thuật, và tổ Quang – Nguyên tử-Thiên văn thành tổ Vật lí Đại cương trong đó chuyển một số cán bộ có chuyên môn sâu về Vật lí chất rắn và Vô tuyến điện về tổ Vật lí chất rắn – Điện tử; số cán bộ chuyên sâu về Vật lí lí thuyết về tổ Vật lí lí thuyết. Năm 1970 bộ môn Vật lí chất rắn, bộ môn Vô tuyến được thành lập, các phòng thí nghiệm Vật lí chất rắn, Vô tuyến điện tử được xây dựng. Gắn bó với quá trình xây dựng các phòng thí nghiệm và xưởng sửa chữa dụng cụ thiết bị thí nghiệm trong giai đoạn này, lực lượng các thầy cô các phòng thí nghiệm đã có nhiều nỗ lực đóng góp cho sự hình thành và phát triển hệ thống các phòng thí nghiệm hiện nay

Từ năm 1973-1993 các chương trình đạo tạo giáo viên hệ 4 năm, đào tạo thạc sĩ, nghiên cứu sinh đòi hỏi sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị cho đạo tạo và NCKH cho các bộ môn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng trong toàn khoa.

Trang thiết bị thời gian này, một số được nhập từ các nước xã hội chủ nghĩa, đa số còn lại thầy trò trong khoa tự lắp đặt, thiết kế. Nhiều bài thí nghiệm tự xây dựng được cán bộ trong khoa tư vấn cho Bộ Giáo dục để trở thành hệ thống các bài thí nghiệm mẫu trong chương trình vật lí phổ thông. Chương trình thí nghiệm của khoa Vật lí luôn luôn đáp ứng là chuẩn mực cho hệ thống các trường đại học sư phạm trong cả nước.

Trong thời kì khó khăn này các thiết bị phòng thí nghiệm trong khoa được khai thác không chỉ trong đào tạo thạc sĩ, NCS mà còn thực hiện các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước về khoa học cơ bàn và khoa học giáo dục.

Thời kì “mở cửa” và “hội nhập” 1993 tới nay: Sau năm 1990 khu nhà C được hoàn thành, các phòng thí nghiệm của khoa được chuyển từ khu nhà A về nhà C. Khoa Vật lí được bộ GD&ĐT, và Nhà trường đầu tư các trang thiết bị phục đào tạo và nghiên cứu ngày càng hiện đại, tiên tiến. Những năm tiếp theo đội ngũ các bộ thí nghiệm được tăng cường thêm: Nguyễn Anh Vinh, Đặng Thanh Hải, Đỗ Phúc Hải, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Đức Thiện, Nguyễn Đình Lãm, Trần Thanh Hiếu, Nguyễn Thành Lập, Nguyễn Trọng Dũng, Nguyễn Bá Đông, Nguyễn Quốc Huy, Phạm Đăng Bua, Nguyễn Mạnh Nghĩa, Nguyễn Thị Thu Minh, Đoàn Đức Lâm, Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Đăng Phú.

Bộ môn Vật lí đại cương.

Trong thời gian ngắn (1998-1999) trường ĐHSP Hà Nội nằm trong ĐHQG Hà Nội, nhóm cán bộ tổ Vật lí đại cương gồm Đặng Thị Mai, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Văn Đồng, Lê Thị Oanh, Lê Bích Hà, Đặng Ngọc Trâm đã lập dự án xây dựng phòng thí nghiệm, tổ Vật lí đại cương đã tiếp nhận nhiều thiết bị đào tạo có chất lượng tốt hiện nay vẫn đang sử dụng tốt cho đào tạo. Với sự ra đời của Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam do thầy Phạm Viết Trinh làm chủ tịch, đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu vật lí thiên văn đã được quy tập, liên kết với Hội thiên văn quốc tế đã tổ chức hội thảo thiên văn nhân nhật thực toàn phần 1995 tại Phan Thiết. Bước đầu tạo dựng quan hệ với các đài thiên văn Pháp, Nhật, Mỹ để gửi cán bộ giảng dạy thiên văn và sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ra nước ngoài bồi dưỡng chuyên môn. Nhiều người trong số này đã trở thành nòng cốt cho việc giảng dạy và nghiên cứu thiên văn ở Việt Nam và ở nước ngoài, đội ngũ này đã đóng góp xây dựng chương trình thiên văn, chuyên đề Vật lí thiên văn theo xu hướng tiếp cận của các ĐH của Pháp, Mỹ.

Bộ môn có các phòng thí nghiệm:  PTN Cơ nhiệt, PTN Điện, PTN Quang, PTN Thiên văn, PTN Điện kĩ thuật. Từ năm 2005, do nhu cầu đào tạo có tính cập nhật với khu vực và thế giới PTN Vật lí Môi trường, Phòng TN Cơ sở Vật lí 4 được hình thành và phát triển. Hiện nay Bộ môn Vật lí Đại cương đảm nhận việc giảng dạy toàn bộ các môn Cơ sở Vật lí, Vật lí môi trường, Vật lí thiên văn cho sinh viên hệ chính qui tập trung của khoa cũng như các hệ đào tạo ngoài trường.

Bộ môn VLĐC trực tiếp tham gia dạy và huấn luyện đội tuyển HSG toàn quốc đi thi các kỳ Olympic Quốc tế và Khu vực về Vật lí. Bộ môn VLĐC cũng đảm đương trách nhiệm tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển Olympic Vật lí cho sinh viên toàn quốc.

Bộ môn Vật lí Chất rắn – Điện tử.

Từ những năm 1970, các phòng thí nghiệm Vật lí chất rắn, Vô tuyến điện tử thuộc bộ môn Vật lí chất rắn-Điện còn khá đơn sơ lạc hậu và cồng kềnh như lò nung Liên xô, máy đo quang phổ, các thiết bị đo điện tử thế hệ cũ Hungari, Tiệp Khắc, Ba Lan …(dùng đèn điện tử). Nhưng với yêu cầu đảm đương toàn bộ các môn chuyên đề về vật lí chất rắn và điện tử học đại cương cho sinh viên và học viên cao học của khoa, từ năm 1995 cho tới nay, bộ môn được trang bị các thiết bị hiện đại từ các nguồn hợp tác quốc tế, từ đầu tư của Bộ GD&ĐT và Nhà trường cho các PTN: phòng Thí nghiệm vật lí chất rắn, phòng Công nghệ chế tạo vật liệu và phòng Nghiên cứu tính chất quang học của vật liệu, đáp ứng tốt cho nghiên cứu, đạo tạo NCS, cao học và sinh viên. Ngoài ra, các phòng thí nghiệm điện tử được đầu tư các thiết bị đo thế hệ mới, phòng Máy tính và phòng Các modul thí nghiệm điện từ có tính cập nhật với công nghệ điện tử mới và từng bước đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu đào tạo đối với sinh viên của khoa. Bộ môn Vật lí chất rắn-Điện tử là đơn vị mạnh có nhiều đóng góp cho đào tạo các hệ thạc sĩ, sinh viên chính quy. Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn là Quang học vật rắn, công nghệ chế tạo và tính chất của các hệ thấp chiều, công nghệ nano, tính chất điện từ của vật liệu…Bộ môn VLCR-ĐT đã và đang thực hiện nhiều đề tài các cấp với kết quả và tiến độ tốt. Cán bộ của Bộ môn cũng tích cực tham gia vào công tác bồi dưỡng đội tuyển HSG toàn quốc đi thi các kỳ thi Quốc tế và Khu vực về Vật lí. Bộ môn VLCR-ĐT có hợp tác chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu của Ba lan, Hàn Quốc, Pháp…

Trung tâm Khoa học và Công nghệ Nano

Năm 2006, với sự hội nhập mạnh mẽ về đào tạo, NCKH trong khu vực và quốc tế, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Nano được xây dựng. với một số thiết bị công nghệ và phân tích hiện đại như hệ PLD, AFM và các thiết bị công nghệ khác. Hướng nghiên cứu của Trung tâm là nghiên cứu công nghệ chế tạo, đặc trưng và khả năng thử nghiệm của các vật liệu nano. Trung tâm có mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả với các đơn vị trong nước cũng như quốc tế (Hàn Quốc, Bỉ…)

Bộ môn Phương pháp giảng dạy vật lí

Bộ môn Phương pháp giảng dạy vật lí luôn luôn là đơn vị giữ vai trò đầu tầu trong các việc xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm vật lí phổ thông. Bộ môn có các PTN: phòng Thực hành thí nghiệm vật lí phổ thông, phòng Nghiên cứu xây dựng thí nghiệm vật lí phổ thông, Xưởng sửa chữa và chế tạo thí nghiệm vật lí. Sự làm việc say mê, năng động, sáng tạo của các thày trong bộ môn đã đóng góp quan trọng cho giáo dực phổ thông những hệ thống bài thí nghiệm vừa có tính khoa học, cập nhật và tính sư phạm được Hội đồng duyệt mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận. Các PTN thuộc bộ môn Phương pháp giảng dạy vật lí có nhiều đóng góp quan trong trong đào tạo sinh viên sư phạm vật lí, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lí. Ngoài ra các PTN trong bộ môn cũng đóng tốt cho các đợt bồi dưỡng giáo viên vật lí toàn quốc, các kì thi Olympic sinh viên, học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

Các hướng nghiên cứu chính hiện nay:

  • Thiết kế tiến trình dạy học các kiến thức Vật lí cụ thể theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh.
  • Vận dụng các lí luận dạy học hiện đại vào dạy học Vật lí và dạy học các chủ đề tích hợp khoa học tự nhiên.
  • Thiết kế, chế tạo, hoàn thiện và sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong dạy học Vật lí.
  • Xây dựng, phát triển và sử dụng các phương tiện kĩ thuật số trong dạy học Vật lí.

Bộ môn Vật lí lí thuyết

Bộ môn Vật lí lí thuyết với số lượng cán bộ có học hàm nhiều nhất của khoa, đảm nhận việc giảng dạy hầu hết các môn học vật lí lí thuyết cả hệ đào tạo trong và ngoài trường. Những năm gần đây bộ môn Vật lí lí thuyết xây dựng một phòng máy tính với tên gọi phòng Tính toán mô phỏng với các máy tính chủ và nhiều máy tính khác có cấu hình cao nhằm đáp ứng các hướng nghiên cứu quan trọng là vật lí năng lượng cao, lí thuyết trường chuẩn mở rộng, lí thuyết chất rắn, lí thuyết trường, lí thuyết lượng tử, lí thuyết chuyển pha, thông tin lượng tử…  Các hướng mới nói trên có những đóng góp quan trọng vào công tác đào tạo ĐH và SĐH cũng như nâng cao vị thế khoa học của khoa. Ngoài việc hợp tác với các đơn vị trong nước, bộ môn đã có quan hệ chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu của Ý, Đức, Nhật, Pháp. Hiện tại, Bộ môn VLLT đang thực hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp trường ĐHSP Hà Nội.

Trong sự hội nhập quốc tế và khu vực, các thành tích đào tạo và NCKH tăng lên mạnh mẽ. Nhiều công trình khoa học của cán bộ được công bố trong các tạp chí quốc tế. Khoa đã tổ chức các đợt bồi dưỡng giáo viên vật lí toàn quốc. Từ năm 2005, Bộ GD & ĐT giao cho khoa tổ chức tập huấn các đội tuyên quốc gia đi thi Olympic Vật lí Quốc tế và Olympic Vật lí Châu Á. Nhiều cán bộ của khoa tham gia biên soạn sách giáo khoa Vật lí cho cải cách giáo dục, các bộ giáo trình cho hệ đại học và cao đẳng sư phạm.

III. Số lượng nhân sự khoa hiện nay

Hiện nay, số cán bộ đang biên chế ở khoa có 43 cán bộ. Trong đó:  2 GS, 16 PGS, và 100% giảng viên trong Khoa Vật lí đạt học vị tiến sĩ.

Đội ngũ cán bộ này đảm đương các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo trong thời kì phát triển và hội nhập của khoa Vật lí.

Nhiều cán bộ của Khoa là thành viên Ban chấp hành Hội Vật lí Việt nam, Hội Khoa học Vật liệu Việt nam, Hội Quang học Quang phổ Việt nam như PGS.TS. Phạm Xuân Quế, GS.TS. Nguyễn Văn Minh, PGS.TS. Lục Huy Hoàng; Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam: PGS. TS. Nguyễn Văn Khánh.

IV. Nhiệm vụ của đơn vị hiện nay

  • Đào tạo giáo viên Vật lí THPT có trình độ Đại học, đào tạo nâng chuẩn giáo viên Vật lí THCS từ trình độ Cao đẳng lên Đại học bằng các hình thức Liên thông, Từ xa, Tại chức. Biên soạn giáo trình giảng dạy cho các trường ĐHSP, CĐSP, Sách giáo khoa Vật lí cho các bậc THPT và THCS, sách chuyên khảo trong lĩnh vực Vật lí đáp ứng đổi mới giáo dục
  • Đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ thuộc các chuyên ngành Vật lí Lí thuyết, Vật lí Chất rắn và Khoa học Giáo dục về Lí luận và Phương pháp dạy học môn Vật lí.
  • Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Vật lí THPT, THCS, cán bộ giảng dạy Cao đẳng, Đại học môn Vật lí trên toàn Quốc; Bồi dưỡng Đội tuyển học sinh giỏi Vật lí Việt nam cho các kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á và Quốc tế.
  • Nghiên cứu và ứng dụng Vật lí Lí thuyết, Khoa học Vật liệu, Vật lí Môi trường, Vật lí Thiên văn và Lí luận-Phương pháp dạy học Vật lí.

V. Các thành tích đạt được

V.1 Đào tạo

Trong 73 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa vật lí đào tạo được 6780 cử nhân hệ chính quy, đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Trong hơn 27 năm nay, khoa đã đào tạo lớp cử nhân chất lượng cao nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trình độ cao cho các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu và các trường phổ thông có uy tín. Hệ cử nhân sư phạm giảng dạy Vật lí bằng tiếng Anh được triển khai đào tạo từ năm 2014.

Khoa Vật lí coi việc đào tạo nhân lực trình độ cao (Thạc sỹ và Tiến sỹ) là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Sau khi có quyết đinh về việc đào tạo bậc thạc sỹ, Khoa Vật lí đã tổ chức 3 đợt chuẩn hóa thạc sỹ cho các học viên sau đại học đã được đào tạo trước đó. Khoa đã tổ chức đào tạo được 31 khoá cao học hệ chính quy và 3 lớp chính quy theo địa chỉ; có 1120 học viên CH đã bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ. Hiện tại, khóa 32 và 33 đang học tập ở khoa. Trong thời gian vừa qua, khoa Vật lí đã có hơn 60 NCS bảo vệ thành công luận án tiến sỹ. Khoa Vật lí cũng đã tham gia đào tạo thạc sỹ cho nước bạn Lào, Campuchia.

Năm 2019, khoa Vật lí đã hoàn thành việc đổi mới chương trình đào tạo và năm 2023, Khoa Vật lí đã thực hiện kiểm định chương trình đào tạo Cử nhân Sư phạm Vật lí và đạt chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT.

V.2. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Ngoài công tác giảng dạy, cán bộ của Khoa Vật lí đã và đang tích cực tham gia các hoạt động khoa học công nghệ. 04 Bộ môn của Khoa đều lần lượt nhận giải nhất tập thể về hoạt động khoa học công nghệ của trường Đại học Sư phạm. Các cán bộ của Khoa đã chủ trì 31 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 35 cấp Bộ và 52 cấp Trường. Nhiều giảng viên của Khoa là chủ biên, tổng chủ biên, tác giả biên soạn nhiều giáo trình, sách chuyên khảo, sách giáo khoa và sách giáo viên phục vụ đào tạo đại học, cao đẳng, trung học phổ thông.  Khoa Vật lí là một trong số các khoa đứng đầu trong trường ĐHSP Hà nội có số công bố khoa học đăng trên các tạp chí Quốc tế, trung bình hằng năm có khoảng 30 công bố trên các tạp chí thuộc danh mục ISI.

Về phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học: Xác định rõ mục tiêu của việc SVNCKH là nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, là cơ hội để sinh viên được tiếp cận và vận dụng các phương pháp NCKH, bước đầu giải quyết một số vấn đề khoa học thực tiễn, lãnh đạo khoa, BCHLCĐ, HSV khoa Vật lí đã thực sự chú trọng và tạo điều kiện để phong trào SVNCKH của khoa ngày càng phát triển về lượng và chất. Từ năm 1999 đến nay, đã có 20 công trình của sinh viên được giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

Khoa đã hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều Trường đại học và Viện nghiên cứu của các nước: Ewha Women University, Korea; University of Notre Dame, Case Western Reserce University, USA;  Kyoto University, Japan; National Chiao Tung University, Taiwan; Katholieke Universiteit Leuven, Belgium; University of Warsaw, Poland; Potsdam University, Koblenz-Landau University, Siegen University, Germany; Marseille University,  Josep Fourrier Grenopfe University, France;

Khoa đã hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều Trường đại học, Viện nghiên cứu trên toàn quốc như: ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà nội, ĐH Thái Nguyên, Trường ĐHSP Hà nội 2, ĐH Huế, Trường ĐHSP TP HCM, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục…

V.3 Bồi dưỡng giáo viên và đội tuyển Olympic Châu Á, Quốc tế

Khoa Vật lí đã chủ trì thành công Khóa bồi dưỡng giáo viên chuyên Vật lí Toàn quốc hè các năm 2011, 2012 và 2013 do Bộ GD và ĐT tổ chức cho 62 trường chuyên và chuyên viên vật lí của các sở giáo dục. Các khoá bồi dưỡng được tổ chức bài bản, khoa học có chất lượng tốt được người học và Bộ GD&ĐT đánh giá cao.

Cán bộ Khoa tham gia dạy các lớp bồi dưỡng giáo viên vật lí ở nhiều tỉnh theo dự án THCS vùng khó khăn, theo lời mời của Cục Nhà giáo, Vụ Giáo dục Trung học và của các Sở Giáo dục. Chấm thi giáo viên dạy giỏi tại một số trường THCS, THPT Hà Nội, chấm thi sản phẩm NCKH của học sinh phổ thông toàn quốc, chấm thi cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Chấm thi cuộc thi giáo án tích hợp toàn quốc. Dạy nhiều lớp bồi dưỡng nhân viên thí nghiệm tại một số Tỉnh.

Có nhiều giáo viên tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa tài liệu hướng dẫn học cho giáo dục phổ thông do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức. Làm chủ nhiệm và tham gia các nhiệm vụ nghiên cứu cấp thiết phục vụ việc đổi mới giáo dục phổ thông.

Từ năm 2004 đến nay, Khoa Vật lí được Bộ Giáo dục và Đào tạo giáo cho trọng trách bồi dưỡng và dẫn đội tuyển Olympic Vật lí Châu Á và Quốc tế. Khoa đã liên tục bổ sung đổi mới nội dung bồi dưỡng, cải tiến trong kế hoạch, quy trình của các hoạt động bồi dưỡng. Đào tạo thêm các cán bộ có năng lực tham gia bồi dưỡng. Kết quả thu được là thành tích của đội tuyển giữ vững ở thứ hạng cao và số huy chương cá nhân tăng liên tục hàng năm.

Khoa cũng thường xuyên tổ chức, đồng tổ chức các hội thảo, lớp học quốc gia, quốc tế với các cán bộ của khoa là thành viên của các Ban Khoa học, Ban tổ chức về khoa học chuyên ngành như: Khoa học Vật liệu, Vật lí chất rắn, Vật lí lí thuyết, Vật lí Thiên văn, Phương pháp giảng dạy,…

V.4 Thành tích và khen thưởng

Từ ngày thành lập đến nay, các thế hệ thầy và trò của Khoa vật lí đã không ngừng phấn đấu và đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước. Các thành tích đó đã được Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lí tặng thưởng nhiều danh hiệu, huân chương và các bằng khen khác nhau đối với tập thể và cá nhân cán bộ của khoa. Cụ thể như sau:

Về tập thể:

  • Nhà nước khen thưởng về việc tham gia đề tài nghiên cứu phục vụ quốc phòng năm 1965-1966.
  • Huân chương lao động hạng ba năm 1987.
  • Huân chương lao động hạng hai năm 2001.
  • Huân chương lao động hạng ba năm 2021.
  • Bằng khen của Giám đốc ĐHQG Hà Nội năm 1996 cho tập thể CB, CNV Khoa Vật lí đạt thành tích xuất sắc trong đào tạo và nghiên cứu khoa học qua 45 năm xây dựng và phát triển,
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT năm 2000, 2013, 2014
  • Chi bộ khoa đạt “Chi bộ Trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền năm 2015“ (Đảng ủy Khối các trường ĐHCĐ)
  • Đơn vị lao động xuất sắc nhiều năm liên tục.
  • Nhiều tổ bộ môn đạt danh hiệu đơn vị lao động xuất sắc, lao động giỏi, được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng, Bộ trưởng.
  • Nhiều cờ thưởng luân lưu cho các hoạt động Đoàn thanh niên, công đoàn, phong trào thể dục thể thao, văn nghệ.

Về cá nhân:

Danh hiệu cao quý Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo ưu tú:

  • Nhà giáo Nhân dân: GS. AHLĐ. Dương Trọng Bái và GS.TS Nguyễn Hữu Mình, PGS.TS Phạm Quý Tư, GS Vũ Như Canh, GS.TS Phạm Hữu Tòng, PGS TSKH. Nguyễn Thế Khôi, PGS. TS. Phạm Xuân Quế.
  • Nhà giáo ưu tú: PGS.TS Phan Văn Ánh, PGS.TS Đào Nguyên Hoài Ân, PGS.TS Lê Trọng Tường, GS.TS Đỗ Đình Thanh, PGS.TS Đỗ Hữu Nha, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, PGS.TS Trần Minh Thi, PGS.TS Nguyễn Minh Thủy, GS. TS Đỗ Hương Trà, PGS. TS Nguyễn Ngọc Hưng.
  • Nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân chương kháng chiến, Huân chương lao động các loại, Bằng khen của Hồ Chủ tịch, Thủ tướng, Bộ trưởng, danh hiệu chiến sĩ thi đua, giảng viên giỏi, lao động giỏi.
  • Danh hiệu Anh hùng lao động: GS. Dương Trọng Bái.
  • Huân chương kháng chiến hạng nhì: Thầy Hồ Trọng Mai.
  • Huân chương lao động hạng nhất: PGS.TS. Phạm Quý Tư (1999), GS.TS. Nguyễn Hữu Mình (2001).
  • Huân chương lao động hạng hai: GS Vũ Như Canh (1987).
  • Huân chương lao động hạng ba: GS.TS Nguyễn Hữu Mình (1986), PGS.TS Phạm Quý Tư (1987), PGS.TS Vũ Thanh Khiết (2004). PGS.TSKH Nguyễn Thế Khôi (2006), GS.TS Đỗ Hương Trà, PGS.TS Nguyễn Minh Thủy, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, PGS.TS Phạm Xuân Quế (2013), GS.TS. Lục Huy Hoàng (2023).
  • Bằng khen của Hồ Chủ tịch: PGS.TS Vũ Thanh Khiết (1961).
  • Bằng khen của Thủ tướng: PGS.TS Đỗ Hữu Nha, PGS.TS Phạm Xuân Quế, GS.TS Đỗ Hương Trà, PGS.TS Nguyễn Minh Thủy, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hưng, PGS.TS Trần Minh Thi, PGS.TS. Nguyễn Thế Khôi (2 lần), PGS.TS Lục Huy Hoàng.
  • Nhiều cán bộ được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Nhiều huân chương và huy chương chống Mỹ.
  • Nhiều Huy chương và Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.
  • Nhiều bằng khen của Thủ tướng và của Bộ trưởng cho các đơn vị và cá nhân khác trong khoa.
  • Nhiều giải nhất và giải đặc biệt trong các cuộc thi Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc trong giai đoạn 1999 đến 2022.

V.5 Đóng góp cho ngành giáo dục và các cơ quan nhà nước

Trong số những cán bộ, sinh viên Khoa Vật lí, những tên tuổi đã đóng góp to lớn cho nền khoa học đất nước là GS. VS. Nguyễn Văn Hiệu – Nguyên Giám đốc Viện Khoa học Việt Nam (nay là viện KH và CN Việt Nam), GS. TSKH Vũ Đình Cự – Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN, GS.TS. Phạm Duy Hiển – Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Viêt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt.

Nhiều cán bộ Khoa Vật lí đã trở thành các cán bộ cốt cán của ngành giáo dục và của các cơ quan nhà nước:

– GS. Dương Trọng Bái – Hiệu trưởng Trường ĐHSP Việt Bắc, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Bộ môn Vật lí, Bộ GD&ĐT.

– PGS.TS. Phạm Quý Tư – Hiệu trưởng trường ĐHSP Vinh, Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Đào tạo và Bồi dưỡng, Phó Chủ tịch Hội Vật lí Việt Nam.

– GS.TS. Nguyễn Hữu Mình –Bí thư Đảng uỷ trường ĐHSP Hà Nội.

– PGS.TS. Bùi Văn Huệ – Bí thư Đảng uỷ Trường ĐHSP – ĐHQG Hà Nội, Vụ trưởng Vụ Giáo viên Bộ GD&ĐT.

– PGS. TS. Phan Bá Nhẫn – Hiệu trưởng trường ĐHSP Vinh.

– PGS.TS. Vũ Thanh Khiết – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, trưởng ban KHCN nay là vụ KHCN Bộ GD&ĐT, phó Tổng biên tập, NXB Giáo dục Việt Nam.

– PGS.TSKH. Nguyễn Thế Khôi – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Bộ môn Vật lí -Bộ GD&ĐT.

– GS.TS. Đỗ Đình Thanh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội.

– PGS.TS. Nguyễn Văn Bính- Phó Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội.

– PGS.TS. Nguyễn Xuân Chánh- Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật, ĐH Bách khoa Hà Nội.

– Thầy Hồ Trọng Mai – Đại biểu Quốc hội khoá VII.

– Thầy Hoàng Ngọc Trân – Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục.

– PGS.TS. Nguyễn Hữu Bạch – Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Khoa giáo Trung ương.

– PGS.TSKH Nguyễn Trọng Bảo – Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Ban Khoa giáo TW.

– PGS.TS. Lê Hồng Sơn – Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam.

– Cô Nguyễn Thị Lan Anh – Đại biểu Quốc hội, Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD&ĐT.

– TS. Lã Quý Đôn –Vụ phó Vụ Trung học phổ thông Bộ GD&ĐT.

– GS. TS. Vũ Văn Hùng – Tổng Giám đốc – Tổng biên tập NXB Giáo dục.

– PGS. TS. Nguyễn Xuân Thành: Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT.

– PGS. TS. Nguyễn Thanh Hải: Uỷ viên TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Thái Nguyên, nguyên uỷ viên Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban Văn hoá, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

– GS. TS. Đặng Văn Soa: Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô.

– Một số là Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch và phó chủ tịch UBND Tỉnh.