THÔNG BÁO SỐ 1

(V/v tổ chức Hội thi NVSP khoa Vật lí năm học 2015 – 2016)

  1. Thời gian thi: (dự kiến) 8h ngày 18 tháng 11 năm 2015
  2. Nội dung thi:
    • Trình bày bảng:
      • Nội dung: Mỗi SV được BGK giao một nội dung và viết trong 10 phút.
      • Tiêu chí chấm điểm (20đ):  chữ viết đẹp: 7đ; viết thẳng hàng, không sai lỗi chính tả, đủ nội dung: 7đ ; phân đoạn hợp lý, bố trí khoa học, thể hiện được tiến trình tiết học: 6đ
    • Sân khấu hóa

2.2.1 Hình thức thi: Gồm có 2 vòng thi:

Vòng 1: Gồm 03 nội dung:

– Chào hỏi: Mỗi đội thể hiện phần thi chào hỏi trong 2 phút với nội dung giới thiệu về lớp mình, về Khoa Vật lý dưới một trong số các hình thức như: tiểu phẩm, phim tài liệu, thơ, hát, múa, kịch câm, kể chuyện….

– Hiểu biết kiến thức sư phạm: Các đội thi sẽ đồng loạt trả lời 05 câu hỏi được lấy từ ngân hàng đề thi do các đội nộp lên cho BGK. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 10 giây. Đội nào giơ đáp án chậm hơn hiệu lệnh sẽ không được điểm ở câu hỏi đó.

– Giải quyết tình huống sư phạm: Mỗi đội dự thi sẽ đưa ra một tình huống cho đội cùng thi . Thời gian suy nghĩ cho mỗi tình huống là 1 phút. Sau khi đội bạn đưa ra câu trả lời thì đội ra tình huống sẽ đưa ra đáp án của mình  dưới dạng tiểu phẩm dài không quá 2 phút.

Vòng 2: các đội thắng ở vòng một cử một người tham gia phần thi thuyết trình ngắn có kết hợp trình chiếu trên máy vi tính. Bài thuyết trình dài không quá 5 phút, tập trung vào một vấn đề trong môn vật lý.

  1. 2.2 Chuẩn bị
  • Mỗi lớp chọn ra 1 đội tuyển gồm 5 thành viên.
  • Mỗi đội phải nộp qua email cho Ban Giám khảo (thầy Ngô Ngọc Hoa, địa chỉ email: hoa20979@yahoo.com , SĐT 02403503395) chậm nhất vào ngày 15/11/2015:

– Nội dung bài thuyết trình

– 02 câu hỏi tình huống cùng với câu trả lời tương ứng,

10 câu hỏi trắc nghiệm: Trong đó có:

  • 03 câu về kiến thức về ngành giáo dục, nghề sư phạm: sứ mệnh nghề sư phạm, truyền thống tôn sư trọng đạo, danh ngôn về giáo dục, yêu cầu về năng lực phẩm chất người thầy…
  • 03 câu về lịch sử khoa Vật lý hoặc lịch sử trường ĐHSP HN: Lịch sử phát triển, các thành tích nổi bật, cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển, các nhân vật lịch sử, nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu, các phong trào lớn của thanh niên, sinh viên nhà trường, gương mặt cán bộ Đoàn tiêu biểu qua các thời kì…
  • 02 câu về chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước( tập trung vào nghị quyết XI của Đảng), các cuộc vận động lớn trong nghành giáo dục.
  • 02 câu về chính trị, văn hóa, xã hội: Các sự kiện nổi bật về chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam và thế giới, trong đó có chủ đề hiểu biết về lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam, các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống thanh lịch, văn minh..

Lưu ý: Mỗi đội phải gửi cả số điện thoại của đội trưởng để Ban Giám khảo liên lạc khi cần (câu hỏi của đội bị trùng câu hỏi với nhóm khác hoặc nội dung câu hỏi của đội  cần chỉnh sửa…).

2.2.3 Tiêu  chí chấm điểm:   trong  phụ lục 1 kèm theo thông báo này

Chú ý: Trừ phần thi kiến thức sư phạm, với mỗi nội dung thi, đội nào vi phạm thời gian sẽ bị trừ điểm, cứ mỗi 10 giây là bị trừ 1 điểm.

  • Thi dạy học trên lớp:

Trước 16h00 ngày 10/11/2015, mỗi lớp nộp cho Lê Thành Đạt                                  (email: lethanhdat94@gmail.com,  số điện thoại: 01236953424) một đĩa DVD ghi lại một tiết dạy trên lớp (45phút) do một sinh viên của lớp đó thực hiện, để dạy hoàn chỉnh một bài học. Người học có thể là HSPT hoặc sinh viên đóng vai HSPT. Trong đó thể hiện nội dung bài dạy như cách trình bày bảng, hoạt động người dạy, người học, hoạt động với thí nghiệm, với băng ghi hình, phần mềm mô phỏng…

Tiêu  chí chấm điểm : Căn cứ vào phiếu dự giờ đã được sử dụng trong quá trình tập giảng (được in trong  phụ lục 2 kèm theo thông báo này)

  • Chế tạo đồ dùng dạy học vật lý, thí nghiệm vật lý: Tiến hành cá nhân hoặc theo nhóm như đã triển khai.   

Tiêu  chí chấm điểm : Tính khả thi 5đ; Tính kinh tế 5đ; Tính sáng tạo 5đ; Tính trực quan 5đ; Tính thẩm mĩ 5đ; Tính chính xác 5đ; Mức độ phổ biến trong giảng dạy 5đ; Thuyết trình 5đ.

Trước 08h00 ngày 16/11/2015 , các lớp phải gửi bản thuyết minh đồ dùng dạy học cho : Hoàng Thị Diệu Bình (email: dieubinhsphn@gmail.com, số điện thoại: 01679857168). Trong bản thuyết minh đồ dùng dạy học phải nêu được cấu tạo (có ảnh chụp bộ thí nghiệm), cách lắp đặt và tiến hành thí nghiệm;  các ý tưởng của việc sử dụng bộ thí nghiệm đó vào dạy học.

  • Thi các videoclip về vật lý:

Trước 16h00 ngày 10/11/2015, mỗi lớp nộp cho : Phạm Thị Nhung (email: ptnhungk64hnue@gmail.com,  số điện thoại: 0943037996) qua email từ 1 đến 3 đoạn video clip về vật lý tối đa 3 phút. Nội dung clips có thể về mặt vật lý một hiện tượng trong tự nhiên, trong các lĩnh vực trong cuộc sống hoặc là một câu hỏi thường gặp của học sinh liên quan đến một nội dung lí thuyết, một bài tập hoặc một bài thực hành vật lý. Trong clip cần đưa ra  lời giải thích rõ ràng, chính xác. Khuyến khích việc sử dụng các hỗ trợ trực quan (ảnh, phim về hiện tượng thực, thí nghiệm…) trong clip. Cần trích dẫn nguồn tham khảo (nếu có) dưới dạng phụ đề của clip.

Tiêu  chí chấm điểm :  Tính khoa học 4đ; Tính sáng tạo 2đ; Sử dụng ngôn ngữ: 2đ; tính thẩm mỹ, chất lượng hình ảnh: 2 điểm

  • Soạn giáo án:
  • Trong tuần rèn luyện NVSP, sinh viên năm thứ 3 đã chuẩn bị xong giáo án các bài: Định luật Bôilơ- Mariốt (SGK lớp 10 nâng cao ); Định luật Becnuli (SGK lớp 10 nâng cao); Hiện tượng tự cảm (SGK lớp 11 nâng cao); Dòng điện Phucô (SGK lớp 11 nâng cao).
  • Sau khi giáo viên hướng dẫn, sinh viên năm thứ 3 chỉnh sửa và nộp lại 1 bài để chấm điểm cho các lớp trưởng trước ngày 24/11/2015. Sinh viên năm thứ 4 (không bắt buộc) nộp cho Lê Thành Đạt (SĐT: 01236953424).
  • Ngày 24/11/2015, các lớp trưởng K62 nộp lại cho các thầy cô theo phân công như sau: Lớp Y nộp cho cô Trà; lớp A, B nộp cho thầy Quý.
    • Thi thiết kế hoạt động giáo dục cho học sinh phổ thông: Thể lệ phần thi này sẽ được thông báo sau
  1. Tổ chức hội thi: Liên chi đoàn phụ trách
  2. Chế độ khen thưởng và kỉ luật: Trong tuần RLNVSP, các giảng viên sẽ đánh giá kết quả học của sinh viên trong các buổi học. Chế độ khen thưởng và kỉ luật như sau:

4.1. Khen thưởng:

  • Các sinh viên đạt giải trong hội thi NVSP cấp Khoa sẽ được trao giải thưởng, cấp giấy chứng nhận và được cộng điểm rèn luyện học kì I.
  • Những sinh viên đạt điểm từ 8 đến 9 trong các buổi học RLNVSP sẽ được cộng vào điểm rèn luyện 0,1đ; đạt điểm 10 sẽ được cộng vào điểm rèn luyện 0,2đ..

4.2. Kỉ luật:  Sinh viên nghỉ học và những sinh viên đạt điểm dưới 5 trong các buổi học RLNVSP sẽ không được đi thực tập sư phạm.

  1. Yêu cầu về việc đăng kí dự thi:

5.1 Số lượng tham gia của các lớp như sau

  • Khối I: Mỗi lớp 2 SV thi viết vẽ bảng, 1 đội thi sân khấu hóa, có từ 1 đến 3 phần thi videoclip về vật lý; các phần thi khác không bắt buộc.
  • Khối II: Mỗi lớp 2 SV thi viết vẽ bảng, 1 đội thi sân khấu hóa và 1 phần thi chế tạo đồ dùng dạy học, có từ 1 đến 3 phần thi videoclip về vật lý,  ít nhất 02 SV thi thiết kế hoạt động ngoại khóa cho học sinh phổ thông. Các phần thi khác không bắt buộc.
  • Khối III: tất cả SV phải thi soạn giáo án; mỗi lớp có 1 đội thi sân khấu hóa, có từ 1 đến 3 phần thi videoclip về vật lý , ít nhất 02 SV thi thiết kế hoạt động ngoại khóa cho học sinh phổ thông, 02 SV thi dạy học trên lớp và có ít nhất 1 phần thi chế tạo đồ dùng dạy học. Các phần thi khác không bắt buộc.
  • Khối IV: mỗi lớp có 02 SV thi dạy học trên lớp, có từ 1 đến 3 phần thi videoclip về vật lý, ít nhất 02 SV thi thiết kế hoạt động ngoại khóa cho học sinh phổ thông và có ít nhất 1 phần thi chế tạo đồ dùng dạy học. Các phần thi khác không bắt buộc.

Lưu ý: Số lượng tối đa của mỗi lớp đối với từng phần thi như sau:  thi viết vẽ bảng 2 SV; sân khấu hóa 1 đội; dạy học trên lớp 2 SV.

5.2 Thời hạn nộp danh sách sinh viên dự thi : Trước 17h00 ngày 10/11/2015. Các lớp nộp danh sách qua email cho: Lê Việt Hoàng (email: hooanglee1506@gmail.com             số điện thoại: 01639519580) theo mẫu sau :

STT Họ tên Lớp Phần thi Đội trưởng –số điện thoại
1 Nguyễn A… K…. ….. … …….
2

           

Ban chủ nhiệm Khoa Vật lý

Phụ lục 1: Tiêu  chí chấm điểm phần thi sân khấu hóa

 

Vòng thi Phần thi Tiêu chí Tổng điểm
Vòng 1 Chào hỏi Nội dung: 8 đ; Ý tưởng sáng tạo: 4 đ; tính hấp dẫn, hài hước: 4 đ; chất lượng nghệ thuật: 4 đ 20đ
Hiểu biết kiến thức sư phạm Mỗi câu trả lời đúng được 4đ 20 đ
Giải quyết tình huống sư phạm Điểm cho đội ra câu hỏi: (20đ): tình huống có vấn đề phức tạp độc đáo: 6đ; đáp án phù hợp: 8đ ; diễn xuất :6 đ.

Điểm cho đội trả lời: (20đ) : cách giải quyết tinh tế, có tính sáng tạo; có tính giáo dục…

40 đ
Vòng 2 Bài thuyết trình Tính khoa học  5đ

Tính sáng tạo 5đ

Ngôn ngữ trình bày: 5đ.

Tính thẩm mĩ bài trình chiếu: 5đ.

20đ

 

 

Phụ lục 2: Tiêu  chí chấm điểm phần thi dạy học trên lớp

  Tiêu chí Điểm tối đa
Nội dung

(5đ)

Làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài, phù hợp với khả năng của HS 1
Thể hiện sự hiểu rõ kiến thức. Diễn đạt nội dung theo sự hiểu của bản thân. 1
Cách tiếp cận thú vị (SD các công cụ trực quan,  giai thoại , hài hước, sự thật đáng ngạc nhiên…) 0,5
Logic trình bày hợp lý, có sự liên kết giữa các ý tưởng 1,5
Có sự liên hệ thực tế 0,5
Tích hợp các nội dung giáo dục (đạo đức, giá trị…) 0,25
Có sự tổng kết rõ ràng và hiệu quả , nhấn mạnh các kiến thức chính. 0,25
Trình bày bảng

(0,5đ)

Viết chữ to, rõ đảm bảo tất cả học sinh  đều quan sát thấy. 0,1
Viết ngắn gọn, súc tích. 0,1
Bố trí bảng hợp lý. Lưu lại những đề mục chính, những điểm trọng tâm của bài. 0,1
Sử dụng phấn màu làm nổi bật những đề mục chính,  những điểm trọng tâm của bài. 0,1
Không xóa hoặc đứng che phần bảng mà đa số học sinh đang cần theo dõi 0,1
Đặt câu hỏi kích thích tư duy của học sinh. 0,1
Các hoạt động tích cực hóa HS

(1,5đ)

Cho học sinh thời gian đủ để suy nghĩ. 0,1
Lắng nghe câu trả lời của học sinh một cách tích cực. 0,1
Nhận xét, phản hồi câu trả lời của học sinh một cách tích cực. 0,5
Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi. 0,1
Khuyến khích học sinh trao đổi ý kiến với nhau. 0,1
Khuyến khích học sinh trình bày quan điểm. 0,1
Hướng dẫn các hoạt động học tập rõ ràng. 0,5
Thời gian (0,5đ) Phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu 0,5
Phương tiện (1đ) Các tranh vẽ, ảnh, thí nghiệm, clip được chuẩn bị cẩn thận 0,5
Các tranh vẽ, ảnh, thí nghiệm, clip được sử dụng hiệu quả 0,5
Giọng nói

0,5đ

Tốc độ nói vừa phải 0,1
Phát âm chuẩn 0,1
Âm lượng vừa 0,1
Ngữ điệu phù hợp, biểu cảm 0,1
Không từ đệm 0,1
Từ vựng, cấu trúc câu và ngữ pháp 0,5đ Đúng ngữ pháp. Sử dụng phối hợp các cấu trúc câu, không đơn điệu. 0,25
Dùng đúng các thuật ngữ kỹ thuật, định nghĩa các thuật ngữ không quen thuộc phù hợp với trình độ HS 0,25
Ngôn ngữ cơ thể

0,5đ

Nhiệt tình, thân thiện 0,1
Cử chỉ hài hòa, không lặp lại, không quay lưng lại khi đang nói… 0,1
Phối hợp cử chỉ để nhấn mạnh. 0,1
Di chuyển hợp lý, 0,1
Kết hợp nét mặt, lời nói 0,1