Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một xu hướng dạy học hiện đại được nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng. Văn kiện đại hội XII của Đảng có ghi rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.” Tinh thần của Đại hội cũng được cụ thể qua các chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

00 Hoi thao - giua

Trong bối cảnh đó, hội thảo Dạy học vật lí theo định hướng phát triển năng lực vui mừng khi nhận được sự quan tâm tham gia và gửi báo cáo của đông đảo các nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo viên vật lí trên cả nước. 63 báo cáo được gửi về hội thảo là những sản phẩm nghiên cứu nghiêm túc, những kinh nghiệm quý báu của các tác giả đã thực hiện trong thời gian gần đây. Đây có thể coi là sự chuẩn bị sẵn sàng của các tác giả trước nhiệm vụ thực tiễn của ngành và của đất nước. Do khuôn khổ thời gian hội nghị có hạn, BTC đã lựa chọn 34 báo cáo để đăng trong kỉ yếu toàn văn và mời báo cáo tại hội thảo. Các báo cáo này tập trung vào những chủ đề chính của hội thảo như: Xác định các năng lực chuyên biệt trong môn vật lí, các phương pháp dạy học hiện đại theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, đổi mới xây dựng và sử dụng các thiết bị thí nghiệm, phần mềm máy vi tính trong dạy học vật lí, đổi mới kiểm tra đánh giá và dạy học tích hợp ở trường phổ thông.

Nikon D600 (1)GS.TS. Nguyễn Văn Minh phát biểu khai mạc

Mở đầu Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội, Trưởng ban tổ chức Hội thảo đã có bài phát biểu chào mừng toàn thể các đại biểu, các nhà Khoa học tới tham dự Hội thảo

 

Nikon D600 (8)

  PGS.TS. Lục Huy Hoàng chủ tọa phiên toàn thể

Sau khi nghe báo cáo đề dẫn của PGS.TS. Lục Huy Hoàng -Trưởng Khoa Vật lí – Trường ĐHSP Hà Nội, hội thảo đã nghe hai báo cáo tổng quan trình bày tại phiên chung có tính định hướng quan trọng của hội thảo. Báo cáo thứ nhất là sự khái quát chung kết quả những nghiên cứu gần đây theo định hướng dạy học phát triển năng lực của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hưng với tên “Một số hướng đổi mới dạy học vật lí ở trường phổ thông”. Báo cáo thứ hai là trình bày một đề xuất khung năng lực môn vật lí do PGS.TS. Nguyễn Văn Biên trình bày.

Nikon D600 (18)   Nikon D600 (301)

Các báo cáo viên trình bày tại phiên toàn thể

Nikon D600 (20)Nikon D600 (32) Nikon D600 (17)

Thảo luận tại hội thảo

32 báo cáo còn lại được chia về 4 tiểu ban: Tiểu ban 1: Dạy học vật lí  theo định hướng phát triển năng lực; Tiểu ban 2: Dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực Tiểu ban 3: Đổi mới sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lí;  Tiểu ban 4: Thực tiễn đổi mới dạy học vật lí ở trường phổ thông. Các báo cáo này đề cập đến những nội dung chính sau:

Xác định mục tiêu phát triển năng lực trong dạy học vật lí và đề ra các giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Tiêu biểu cho các nội dung này là các báo cáo của PGS.TS. Phạm Xuân Quế “Xác định các năng lực được phát triển chỉ trong dạy học tích hợp – một trong các cơ sở xây dựng chương trình môn khoa học tự nhiên” và báo cáo cả . Đây là  báo cáo có tính chất định hướng khái quát, cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về cách xác định mục tiêu phát triển năng lực và đề xuất các giải pháp khái quát cho việc tổ chức dạy học vật lí theo định hướng phát triển năng lực. Cũng theo hướng này, nhiều nhóm tác giả đã đi sâu vào cụ thể hóa các giải pháp dạy học vào trong việc tổ chức dạy học các kiến thức cụ thể hoặc nhằm phát triển những năng lực cụ thể. Có thể kể đến các báo cáo như: Vận dụng phương pháp khoa học trong dạy học vật lí ở trường phổ thông: Đưa nội dung nghiên cứu tổng quan vào tiến trình dạy học của nhóm tác giả  PGS.TS. Phạm Xuân Quế; Nguyễn Văn Nghiệp; Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông của PGS.TS. Phạm Thị Phú ; Nguyễn Lâm Đức; Bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn thông qua sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học vật lí – Trần Thị Ngọc Ánh,  PGS.TS. Lê Công Triêm; Dạy học vật lí theo quan điểm của Lamap nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh  của nhóm tác giả ThS. Nguyễn Thị Thủy, GS.TS. Đỗ Hương Trà – ĐHSP Hà Nội; Xây dựng các nhiệm vụ học tập nhằm hình thành năng lực thực nghiệm của học sinh của ThS. Xaypaseuth VYLAYCHIT.

Canon 60D (45) Canon 60D (55) Canon 60D (38)

Một số báo cáo tại tiểu ban

Đổi mới các phương tiện dạy học trong dạy học vật lí: Đối với dạy học vật lí, thí nghiệm là một trong những phương tiện hết sức quan trọng. Chính vì thế việc xây dựng và đổi mới cách thức sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí cũng được nhiều tác giả quan tâm. Những kết quả trong lĩnh vực này bao gồm các báo cáo giới thiệu các thiết bị thí nghiệm mới, ví dụ như các báo cáo của các tác giả Nguyễn Đức Lâm; Dương Diệp Thanh Hiền, Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Trọng Tuệ, Hồ Sỹ Chương, Nguyễn Minh Thuần, Hoàng Mai Phương. Cũng trong lĩnh vực này còn có những báo cáo bàn đến việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm sao cho hiệu quả, nhất là đối với việc phát triển năng lực của học sinh, tiêu biểu như các báo cáo của các tác giả Dương Xuân Quý, Phùng Việt Hải.

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học vật lí: kiểm tra đánh giá là khâu then chốt trong các thành tố của việc dạy học, việc dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh chỉ thành công được khi việc kiểm tra đánh giá cũng phải được đổi mới một cách đồng bộ. Chính vậy những nghiên cứu bước đầu về đánh giá năng lực của các tác giả là hết sức đáng được trân trọng, có thể kể đến như báo cáo của tác giả PGS.TS.Nguyễn Văn Khải, ThS.Lê Chí Nguyện “Đánh giá năng lực khoa học của học sinh khi dạy học một số kiến thức về “ Dòng điện trong các môi trường” (vật lí 11)” ; “Từ khảo sát thực tiễn đến đề xuất giải pháp phát triển năng lực thiết kế công cụ đánh giá năng lực trong bồi dưỡng và đào tạo giáo viên vật lí” của tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh và báo cáo “Xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “chất khí”và “cơ sở của nhiệt động lực học”- vật lí 10 cơ bản” của tác giả Nguyễn Thanh Loan.

 Dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực: Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó học sinh huy động kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong thực tiễn và trong học tập. Đây cũng là một hướng nghiên cứu còn mới mẻ nhưng cũng đã được đông đảo các tác giả quan tâm nghiên cứu. Các báo cáo trong lĩnh vực này có thể kể đến như: Bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “Nước” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thuần, GS.TS. Đỗ Hương Trà, hay Dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh THCS của tác giả Nguyễn Mai Hùng. Cùng theo lĩnh vực này còn có sự tham gia báo cáo của nhóm tác giả đến từ Đại học Đà nẵng và của nhóm tác giả Nguyễn Văn Biên, Đỗ Thị Huệ.

Thực tiễn dạy học theo phát triển năng lực của học sinh ở trường phổ thông: BTC hội thảo cũng rất vui mừng khi nhận được sự tham gia của đông đảo các thầy cô đang là giáo viên ở các trường phổ thông. Những kết quả của các thầy cô có thể là những đúc rút kinh nghiệm bản thân hoặc là sự vận dụng các quan điểm lí luận của các nhà nghiên cứu vào điều kiện thực tiễn tại địa phương. Tiêu biểu cho các báo cáo này có thể kể đến báo cáo của tác giả: Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Đại, Nguyễn Đăng Thuấn và Nguyễn Thị Hồng Thoa. BTC cũng đã nhận được các báo cáo dưới dạng các tham luận sáng kiến kinh nghiệm của các thầy cô giáo viên của sở giáo dục Vĩnh Long. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các thầy cô.

Ngoài những báo cáo kể trên, BTC còn nhận được các báo cáo có những nội dung rất thú vị như của các tác giả Trần Ngọc Chất với báo cáo “Tương tự trong nghiên cứu và trong dạy học vật lí” hay của tác giả Tưởng Duy Hải về “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường phổ thông” , Đề xuất quy trình bồi dưỡng năng lực chuyển vị Didactic cho sinh viên trong quá trình đào tạo ở các trường sư phạm của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân, GS TS Đỗ Hương Trà. Đây cũng là những báo cáo có hàm lượng chuyên môn cao, cung cấp cho người nghe nhiều điều mới lạ.

Nikon D600 (84) Canon 60D (11) Canon 60D (15)

Triển lãm sách – thiết bị bên lề hội thảo

Các báo cáo toàn văn và ảnh chụp tại hội thảo, có thể tải về từ đây